Thi công sơn epoxy lăn

Sơn epoxy lăn là một trong số các loại sơn sở hữu nhiều tính năng tuyệt vời. Chính vì thế mà nó hiện đang được ưu tiên sử dụng ở nhiều công trình.
Sơn Epoxy lăn là sơn epoxy 2 thành phần gồm chất đóng rắn và phần sơn epoxy, được thi công bằng phương pháp Roller. Độ dày của lớp sơn epoxy lăn sau khi thi công thường mỏng và đạt từ 0,2 – 0,5mm.

Ưu điểm của thi công sơn epoxy lăn

  • Là dòng sản phẩm giá rẻ nhất trong các dòng sơn.
  • Chống mài mòn tốt và kháng hóa chất phổ thông.
  • Có khả năng chống trượt, chịu nhiệt, nước, dầu mỡ,…
  • Độ sáng bóng cao, nâng cao chất lượng công trình cả độ bền và thẩm mỹ.
  • Dễ dàng thi công làm sạch.
  • Thi công nhanh, không độc hại trong quá trình thi công cũng như sử dụng.

Sơn epoxy lăn gồm có mấy loại?

Sơn epoxy hệ lăn gồm có 3 loại thông dụng nhất:

  • Sơn epoxy gốc dầu: là loại sơn 2 thành phần, sử dụng dung môi gốc dầu để pha loãng sơn. Tỷ lệ pha sơn epoxy từ 5% đến 10% tùy vào đặc điểm từng hệ sơn.
  • Sơn epoxy gốc nước: là loại sơn 2 thành phần, sử dụng nước làm dung môi. Sử dụng sơn phủ lên bề mặt hợp kim, kim loại,… nhằm mục đích bảo vệ, gia cố bề mặt.
  • Sơn epoxy không dung môi: là dòng sơn rất an toàn cho sức khỏe con người vì không chứa dung môi. Thích hợp sử dụng cho: phòng thí nghiệm, dược phẩm, chế biến thực phẩm,…

Sơn epoxy lăn phù hợp cho loại hình nhà xưởng nào?

Kết cấu của sơn epoxy hệ lăn có các gợn sóng nhẹ giúp chống trơn trượt tốt. Sơn epoxy lăn cho độ dày mỏng hơn vì hàm lượng chất bay hơi chiếm tỉ lệ tương đối lớn trong thành phần hợp chất sơn. Thi công sơn epoxy lăn tương đối đơn giản với các công cụ rolu, cọ lăn, cọ quẹt,.. Nhằm mục đích làm đều màu màn sơn. Về bảo trì, sửa chữa có thể bổ sung lớp sơn mới dễ dàng và tích kiệm.
Sơn epoxy hệ lăn có độ bền thấp hơn so với sơn epoxy tự san phẳng và chịu được tải trọng ở mức trung bình được ứng dụng thực tế ở các nhà máy có lưu lượng xe nâng ít, tải trọng thấp hoặc mức độ người đi lại bình thường thì đây là giải pháp tiết kiệm chi phí. Áp dụng phù hợp cho: bãi đậu xe, sàn nhà xưởng, kho bãi, sàn tầng hầm, sàn công nghiệp vừa và nhẹ…

Thi công sơn nền epoxy hệ lăn

Nên chọn thi công sơn epoxy lăn hay thi công sơn epoxy tự san phẳng?

Sơn epoxy hệ lăn và sơn epoxy tự san phẳng đều có cấu tạo bởi 2 thành phần A( thành phần sơn) và thành phần B( chất đóng rắn). Đều được thi công cho các nhà xưởng như thực phẩm, hóa mỹ phẩm, dược phẩm, điện, điện tử, cơ khí chế tạo, ô tô, hàng không, dệt nhuộm, may mặc, công nghiệp… Có vai trò là lớp phủ epoxy quan trọng trong việc bảo vệ sàn bê tông. Và quy trình thi công tương tự nhau. Tùy vào tính năng của sơn và mục đích sử dụng của khách hàng để lựa chọn loại sơn epoxy phù hợp theo nhu cầu.

1. Dựa vào ngành hàng sản xuất của chủ đầu tư nhà xưởng:

Có các nhóm ngành yêu cầu bắt buộc phải sử dụng sơn epoxy như: thực phẩm, dược phẩm, hóa mỹ phẩm, điện tử,…

Ngoài những tiêu chuẩn về HACCP, GMP, ISO,…thì các nhóm ngành sản xuất may mặc, hóa chất, dệt nhuộm, cơ khí, nội thất, thuộc da,….cũng muốn đáp ứng các tiêu chuẩn sạch sẽ sử dụng sơn epoxy để bảo vệ bê tông như là một giải pháp tối ưu cho chủ đầu tư.

2. Dựa vào mức tải trọng của sàn:

Nếu sàn nhà xưởng có sử dụng xe nâng tải trọng nặng đi lại thường xuyên trên sàn. Thì nên chọn sơn epoxy tự san phẳng. Vì sơn epoxy tự san phẳng có khả năng chống chịu lực, kháng mài mòn cao.
Nếu sàn nhà xưởng có lưu lượng xe nâng ít, tải trọng thấp hoặc mức độ người di lại bình thường. Sơn epoxy hệ lăn là sự là lựa chọn để tiết kiệm chi phí.

3. Dựa vào các tiêu chuẩn:

Độ chịu mài mòn.

Độc chịu tải trọng.

Độ chịu các lực va đập.

… Chúng ta nên lựa chọn sơn epoxy tự san phẳng vì nó có các tính năng trên.

4. Dựa vào chi phí thi công:

Nếu sàn nhà xưởng của bạn không có yêu cầu khắt khe về các tiêu chuẩn. Tài chính không nhiều thì bạn nên chọn sơn epoxy hệ lăn. Vẫn bảo vệ được lớp bê tông nhưng lại tiết kiệm được chi phí.
Nếu bạn có tài chính nhiều hơn thì bạn nên tham khảo sơn epoxy tự san phẳng bởi vì cơ chế phản ứng hóa học, độ dày và tính năng của nó ưu việt hơn của sơn hệ lăn mang lại.
=> Clip: ” Sơn epoxy hệ lăn cho sàn nhà xưởng. ”

 

Những lưu ý khi thực hiện thi công sơn epoxy lăn:

  • Sàn bê tông phải đạt mac 250 trở lên.
  • Bề mặt sàn: phải mài nhám và làm sạch bụi bẩn. Sửa chữa các vết nứt, khuyết tật trên bề mặt. Công đoạn này giúp lớp sơn bám dính tốt hơn.
  • Không sơn epoxy khi sàn bê tông ẩm, vì lớp sơn epoxy không bám vào bề mặt sàn gây nên hiện tượng dễ bong tróc, phồng rộp.
  • Pha sơn theo đúng tỉ lệ đã quy định, pha thêm dung môi đối với sơn epoxy gốc dầu và gốc nước. Khuấy đều tránh hiện tượng nổi bọt khí.
  • Dùng ru lô gai để phá bọt khí khi thi công.
  • Đội ngũ thi công chuyên nghiệp cũng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của sàn epoxy.
  • Nhà cung cấp sơn uy tín.

Tóm lại, sơn epoxy hệ lăn với khả năng bay hơi nhanh giúp các chủ đầu tư, nhà thầu giải quyết được bài toán tiến độ. Là lớp sơn bảo vệ nền bê tông, giúp kiểm soát bụi bẩn, nứt vỡ. Tạo lớp màng sơn chống thấm khi thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, dầu mỡ gây hại. Dễ dàng vệ sinh và làm sạch. Là một dòng sơn có nhiều tính năng vượt trội nhưng giá thành lại rẻ.
Nếu Anh/Chị đang tìm dòng sơn cho sàn nhà xưởng có khả năng chịu tải trọng nặng, chống mài mòn, chống hóa chất, dầu mỡ cực tốt. Kháng khuẩn và mang lại bề mặt phẳng mịn, sáng bóng thì không thể bỏ qua sơn epoxy tự san phẳng.

HOTLINE

 

Trả lời

0903777796