Đi đôi với sự phát triển của xã hội là nhu cầu ngày càng tăng cao của con người. Các nhà xưởng đòi hỏi yêu cầu khắt khe về sự an toàn cho người lao động, tính thẩm mỹ, chất lượng của công trình. Chính vì vậy, sơn sàn chống tĩnh điện là lựa chọn tối ưu. Theo chân Bảo Thạch Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về lý do tại sao làm sàn sơn chống tĩnh điện nhé!
Khái niệm về sơn Epoxy chống tĩnh điện?
Trước khi tìm hiểu lý do tại sao làm sàn sơn chống tĩnh điện lại được áp dụng phổ biến ở các nhà xưởng, nhà máy điện tử. Chúng ta cần biết sơn Epoxy chống tĩnh điện là gì. Loại sơn này gồm hai thành phần: Sơn Epoxy điện trở cao cùng than hoạt tính dẫn điện và hệ thống dây dẫn bằng đồng có tác dụng nối đất để trung hoà điện tích.
Tại sao làm sàn sơn chống tĩnh điện và loại sơn này có nguyên lý hoạt động như thế nào?
Với khái niệm trên có thể hiểu bằng cách loại bỏ sự nhiễm điện trên bề mặt sàn do sự nhiễm tĩnh điện, phóng điện cao bởi các hoạt động sản xuất tạo ra ma sát. Sử dụng sàn sơn chống tĩnh điện trong các nhà máy, nhà xưởng có thể giúp hạn chế các vụ nổ, cháy nguy hiểm.
Tại sao làm sàn sơn chống tĩnh điện được ứng dụng nhiều?
Không những vậy sàn sơn chống tĩnh điện có bề mặt phẳng, láng mịn, kháng hoá chất tốt giúp bảo vệ an toàn người lao động, tính cơ học cao vừa có tính thẩm mỹ, vừa dễ vệ sinh bảo quản, tạo môi trường sạch sẽ.
Sơn chống tĩnh điện hoạt động theo 2 nguyên lý:
- Phân tán điện tích: tức là khả năng trung hoà điện tích thông qua việc phân nhỏ chúng. Thành phần than hoạt tính của sơn giúp dẫn điện qua dây đồng xuống đất. Nhờ đó không xảy ra hiện tượng phóng điện.
- Triệt tiêu điện tích: lớp bề mặt của sàn là sơn Epoxy có điện trở cao. Các hoạt động ma sát do con người hay máy móc tạo ra trong quá trình sản xuất sẽ được kiểm soát, ngăn ngừa tĩnh điện nhờ lớp sơn này.
Sau đây là một vài đặc điểm của sơn epoxy sàn thi công về ưu điểm và ứng dụng:
Ưu điểm của sơn chống tĩnh điện
- Bền bỉ và chống ăn mòn: Lớp sơn tĩnh điện có độ bám dính cao và khả năng chống ăn mòn, giúp bảo vệ kim loại khỏi tác động của thời tiết và hóa chất. Đây có thể coi là một lợi ích của sơn epoxy đối với sàn bê tông hay với các loại sàn khác rất đáng để lựa chọn.
- Đa dạng màu sắc: Khách hàng có thể lựa chọn màu sơn thích hợp. Sơn tĩnh điện có thể tạo ra lớp sơn đều, mịn màng.
- Thân thiện với môi trường: Không chứa dung môi hóa học, giúp giảm ô nhiễm môi trường.
Các loại sơn Epoxy chống tĩnh điện
Việc phân loại sơn Epoxy chống tĩnh điện dựa vào cấu tạo cũng như mức độ phù hợp với công trình thi công. Sơn Epoxy gồm 2 loại chính:
Sơn sàn chống tĩnh điện hệ lăn
Ngay cái tên cũng nói lên được phần nào. Đây là loại sơn được thi cộng bằng dụng cụ lăn rulo. Giải pháp thi công bao gồm một lớp sơn lót, sơn phủ chống tĩnh điện và hệ thống dây đồng nối trực tiếp xuống đất. Thích hợp với các công trình không đòi hỏi cao về trọng tải chịu đựng.
Có thể bạn muốn biết: tại sao làm sàn sơn tỉnh điện?
Sơn sàn chống tĩnh điện loại tự san phẳng
Loại sơn này gồm nhiều lớp hơn: lớp xử lý mặt sàn, lớp sơn lót, lớp sơn san phẳng chống tĩnh điện, lớp than hoạt tính và dây dẫn đồng nối xuống đất. Thường phù hợp cho các công trình yêu cầu cao về trọng tải và tính thẩm mỹ.
Sàn sơn chống tĩnh điện tự san phẳng đảm bảo yêu cầu về tính thẩm mỹ
Ứng dụng của sơn chống tĩnh điện
Với các đặc tính và nguyên lý hoạt động trên, sàn sơn chống tĩnh điện được ứng dụng rất nhiều trong các cuộc sống:
- Sơn sàn ở các phòng thí nghiệm, phòng mổ, phòng vô trùng của bệnh viện.
- Các nhà máy, xí nghiệp sản xuất vũ khí, vật liệu nổ..
- Nhà máy sản xuất và bảo dưỡng máy bay.
- Các trung tâm làm nhiệm vụ đo lường, kiểm định
- Xưởng sản xuất các linh kiện điện tử, bo mạch, chíp
- Nhà máy sản xuất, chế biến sử dụng vật liệu dễ cháy, nổ.
- Nhà máy sợi tổng hợp điện
Quy trình thi công sàn sơn chống tĩnh điện
- Bước 1: Kiểm tra mặt sàn bê tông.
- Bước 2: Chà nhám sàn bê tông và sửa chữa những hư hỏng, vết nứt.
- Bước 3: Vệ sinh, hút bụi, thi công sơn epoxy lót cách điện cho sàn bê tông
- Bước 4: Thi công sơn tự san phẳng cách điện cho sàn bê tông
- Bước 5: Dán hệ thống dây đồng dẫn tĩnh điện xuống đất cho sàn.
- Bước 6: Thi công hệ thống sơn lót epoxy dẫn tĩnh điện cho sàn bê tông
- Bước 7: Kiểm tra điện trở bề mặt sơn lót dẫn tĩnh điện
- Bước 8: Thi công sơn epoxy tự san phẳng chống tĩnh điện hoàn thiện.
Kiểm tra bề mặt sàn trước khi thi công
Bài viết trên giải thích chi tiết lý do tại sao làm sàn sơn chống tĩnh điện. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ nắm rõ quy trình thi công. Mong rằng bài viết đã giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn và sử dụng loại sơn này cho công trình của mình.
Nếu bạn còn băn khoăn trong việc lựa chọn thương hiệu cũng như giá cả và chất lượng. Đừng ngần ngại liên hệ Bảo Thạch Sài Gòn để đội ngũ của chúng tôi tư vấn và báo giá tốt nhất về sản phẩm sơn nền epoxy nhé!
Sơn Epoxy Bảo Thạch chuyên cung cấp dịch vụ thi công sơn Epoxy, sơn sàn PU kho lạnh kho đông, thiết kế thi công nhà xưởng, nhà máy trọn gói, uy tín, chất lượng.