Việc hiểu rõ ý nghĩa các lớp sơn khi sơn sàn epoxy là chìa khóa để đảm bảo vẻ đẹp bền vững, tính năng và độ bền cao. Hãy cùng Bảo Thạch Sài Gòn tìm hiểu từng lớp sơn cụ thể để biết chúng góp phần như thế nào vào việc tạo nên một sàn epoxy hoàn hảo nhé!
Sơn epoxy là gì?
Đầu tiên cần phải biết định nghĩa sơn sàn là gì. Sơn sàn epoxy là loại sơn có cấu tạo gồm 2 phần trong đó 1 phần là hợp chất epoxy được trộn lẫn với các chất gia cường, dung môi, các phân tử màu siêu mịn và một số chất phụ gia khác. Phần còn lại của sơn sàn epoxy là chất đóng rắn. Hai thành phần này thường được nhà sản xuất trộn lại theo tỉ lệ 4:1 để tạo ra sự liên kết bền vững giữa các phân tử epoxy.
Sơn sàn epoxy được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp
Phân loại sơn epoxy
Sơn hệ lăn
Sơn hệ lăn là sản phẩm thuộc sơn epoxy sử dụng dung môi và có 2 thành phần chính bao gồm phần đóng rắn và sơn. Sơn hệ lăn thường được thi công bằng phương pháp lăn roller, độ dày sàn khoảng từ 0.3 đến 0.4mm. Ý nghĩa các lớp sơn khi sơn sàn epoxy của sơn hệ lăn và hệ tự phẳng giống nhau.
Sơn hệ lăn có 2 loại dùng để thi công sơn nền bao gồm epoxy gốc nước và epoxy gốc dầu. Mỗi loại sơn hệ lăn đều có những đặc tính khác biệt nên chúng được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực thi công khác nhau. Sơn gốc dầu được nhiều người sử dụng trong các xí nghiệp may mặc, cơ khí,… Trong khi đó, sơn gốc nước được ứng dụng trong các bệnh viện, các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm.
Sơn hệ tự phẳng
Sơn hệ tự phẳng là loại sơn sàn epoxy hiện đại, có khả năng tự chảy và cân bằng khi đổ sản phẩm lên bề mặt sàn. Dòng sản phẩm sơn hệ tự phẳng này có cấu tạo gồm 2 thành phần là phần đóng rắn và phần sơn. Trong quá trình thi công, thợ sơn chỉ cần trộn các thành phần với nhau theo đúng tỉ lệ mà nhà sản xuất hướng dẫn mà không cần sử dụng thêm bất cứ hóa chất nào để làm dung môi.
Sơn hệ tự phẳng hoạt động theo nguyên lí tự cân bằng nên khi thi công thợ sơn không cần phải tốn quá nhiều công sức. Thợ sơn chỉ cần phủ sơn lên với độ dài từ 2 đến 3mm trở lên thì mặt sàn sẽ trở nên sáng bóng và bắt mắt hơn.
Khi sử dụng loại sơn này cần lưu ý không sử dụng các hóa chất để làm dung môi khi pha sơn hệ tự phẳng. Bởi vì khi sử dụng chất dung môi để pha sơn thì đặc tính của sơn sẽ bị thay đổi khiến bề mặt sàn trở nên sần sùi. Cả 2 loại sàn đều có ý nghĩa các lớp sơn khi sơn sàn epoxy tương tự.
Sơn sàn epoxy được phân loại thành sơn hệ lăn và hệ tự phẳng
Ý nghĩa các lớp sơn khi sơn sàn epoxy
Sơn epoxy lớp lót
Sơn epoxy lớp lót là lớp sơn đầu tiên được phủ lên bề mặt sàn sau khi sàn bê tông đã được thợ thi công xử lý kỹ càng. Các bước thực hiện bao gồm công đoạn sử dụng máy mài sàn công nghiệp để xử lý bề mặt sàn giúp tạo nhám và chân bám, sau đó là công đoạn sử dụng máy hút bụi để vệ sinh sạch bề mặt sàn.
Lớp sơn lót là lớp sơn epoxy trong suốt không màu và hai thành phần. Lớp sơn lót được thực hiện bằng phương pháp lăn rulo. Lớp sơn này có tác dụng thâm nhập và thẩm thấu vào bê tông giúp tăng cứng bề mặt và tạo kết nối trung gian cho lớp sơn phủ epoxy với sàn bê tông. Để bề mặt sàn đảm bảo độ liên kết thì lớp sơn lót cần được thẩm thấu đều toàn bộ.
Sơn epoxy lớp giữa
Sơn epoxy lớp giữa (hay sơn lớp thứ nhất) được thợ sơn thực hiện sau khi đã kiểm tra lớp sơn lót đã khô cứng và đạt yêu cầu. Lớp sơn giữa được thi công bằng cọ quét, rulo hoặc dao gạt tùy thuộc vào loại sơn epoxy đang sử dụng. Đây là lớp đệm trước khi hoàn thiện nên chúng có tác dụng thâm nhập bề mặt sàn, tạo màu lớp 1, lấp các mao mạch, khuyết tật của sàn bê tông.
Sơn epoxy lớp phủ hoàn thiện
Đây là lớp sơn sàn epoxy cuối cùng để hoàn thiện nên giúp sàn tăng độ thẩm mỹ cũng như độ bóng của mặt sàn. Lớp sơn phủ hoàn thiện được thực hiện sau khi thợ thi công đã kiểm tra lớp sơn epoxy thứ nhất đạt yêu cầu và bề mặt của sàn được đảm bảo đã xử lý bả vá các khuyết tật. Lớp sơn epoxy phủ hoàn thiện được thi công bằng rulo và cọ quét để hoàn thiện bề mặt sàn.
Sơn epoxy có cấu tạo gồm 3 lớp
Kinh nghiệm khi dùng sơn epoxy
Dưới đây là một số kinh nghiệm khi dùng sơn epoxy:
-
Khi pha sơn cần pha đúng theo như tỉ lệ mà nhà sản xuất đã hướng dẫn để đem lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng. Nếu pha chất đóng rắn với sơn không đúng tỉ lệ thì các liên kết giữa phân tử epoxy sẽ không bền chắc do đó dễ gây ra hiện tượng rạn nứt lớp sơn bên ngoài.
-
Trên thị trường sơn hiện nay có rất nhiều loại sơn với nhiều giá cả khác nhau nhau. Do đó để chọn được loại sơn nào phù hợp cho sàn nhất thì bạn nên tham khảo sự tư vấn của các đơn vị thi công uy tín, chuyên nghiệp.
-
Ngoài việc chọn loại sơn phù hợp cho sàn thì việc lựa chọn phương pháp thi công cũng là một yếu tố quan trọng trong việc mang đến độ bền lâu dài cho sàn nhà. Việc lựa chọn phương pháp thi công hợp lý như sơn tự phẳng, sơn hệ lăn hay phun xăng cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như diện tích sàn, độ ẩm, chất nền bê tông.
Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm các bài viết về chủ đề sơn nền epoxy như ưu điểm của sơn epoxy đối với sàn bê tông hay tại sao bề mặt sơn sàn thường bị sương, hãy truy cập website của chúng tôi để tìm hiểu thêm nhé.
Bài viết trên đã giúp các bạn biết được ý nghĩa các lớp sơn khi sơn sàn epoxy. Đừng quên ghé Bảo Thạch Sài Gòn để mua được những loại sơn chính hãng và chất lượng nhé!
Sơn Epoxy Bảo Thạch chuyên cung cấp dịch vụ thi công sơn Epoxy, sơn sàn PU kho lạnh kho đông, thiết kế thi công nhà xưởng, nhà máy trọn gói, uy tín, chất lượng.