Chống thấm Polyurea là gì? Phân loại và quy trình sử dụng sơn

Khái niệm “chống thấm polyurea” ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực xây dựng và công nghiệp. Nhờ khả năng chống thấm mà hợp chất Polyurea đã trở thành một giải pháp hiệu quả và bền vững cho các công trình xây dựng và công nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về chất chống thấm Polyurea, phân loại và quy trình sử dụng sơn Polyurea như thế nào?. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc cho những câu hỏi này, cùng tìm hiểu nhé!

1. Sơn chống thấm Polyurea là gì?

Polyurea là một loại chất đàn hồi tổng hợp đặc biệt, được tạo ra thông qua phản ứng giữa một diamine và một diisocyanate. Tính đặc biệt của Polyurea nằm ở cấu trúc liên kết “urê” tạo thành trong quá trình này, khác biệt so với polyurethane thông thường. Điều này tạo ra cấu trúc phân tử không nhạy cảm với độ ẩm, làm cho Polyurea trở thành lựa chọn hàng đầu đối cho các công trình chống thấm.

Có thể nói, công nghệ chống thấm Polyurea được xem như một tiến bộ trong công nghệ polymer so với polyurethane, công nghệ Polyurea đại diện cho một hệ thống đàn hồi nhiều thành phần, được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng sơn phủ, đúc và dán dính.

chống thấm polyurea
Sơn chống thấm Polyurea là gì?

2. Ưu nhược điểm của sơn chống thấm Polyurea

2.1. Ưu điểm

Hiện nay, vật liệu chống thấm Polyurea vẫn được coi là tiên tiến nhất trên thị trường, với những đặc tính vật lý vượt trội, mang lại hiệu quả chống thấm tối ưu và bền vững.

Polyurea chứa đựng nhiều ưu điểm vượt trội, đặc biệt là trong việc bám dính lên các bề mặt xây dựng, nhất là bề mặt bê tông. Đây là một trong những điểm mạnh nhất của polyurea. Khả năng bám dính xuất sắc giúp lớp màng chống thấm liên kết chặt chẽ với bề mặt bê tông, ngăn chặn hiện tượng bong tróc, nứt vỡ, và bảo vệ tốt nhất cho bề mặt. Đặc điểm này không chỉ tạo ra một lớp màng chống thấm vững chắc mà còn tăng cường độ bền và tuổi thọ của công trình xây dựng, đồng thời giảm kinh phí sửa chữa trong tương lai.

Polyurea không chỉ nổi bật với cường độ cơ học cao mà còn được đánh giá cao về độ giãn dài, đàn hồi, đặc biệt phù hợp cho các bề mặt đi lại nhiều như: sàn nhà máy hay các mái lộ thiên,…

Khả năng chống thấm của Polyurea ở mức cực tốt, với khả năng tạo ra một lớp màng chống thấm kín hoàn toàn, ngăn chặn mọi sự xâm nhập của hơi ẩm.

Hơn nữa, Polyurea còn có khả năng kháng tia UV cao, không ngả màu sau nhiều năm sử dụng. Điều này là một ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm chống thấm khác. Lớp sơn Polyurea không chỉ bền mà còn không phồng rộp, không xuất hiện các lỗ rỗ trên bề mặt trong quá trình ninh kết.

Thi công Polyurea khá đơn giản, có thể thực hiện bằng chổi quét, con lăn hoặc máy phun. Lớp sơn Polyurea có thể chịu nước chỉ sau 2 giờ sau khi thi công, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án xây dựng và công nghiệp.

Một điểm cộng khác của sơn Polyurea là không chứa VOC hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, không có mùi, tốt cho môi trường và sức khỏe của người sử dụng. Bên cạnh đó, Polyurea phản ứng nhanh nên đóng màng ngay lập tức trên bề mặt, rất thích hợp cho việc sửa chữa hay phục hồi vết nứt.

chống thấm polyurea
Sơn Polyurea là không chứa VOC an toàn với sức khỏe và môi trường

2.2. Nhược điểm

Vật liệu chống thấm Polyurea đã chứng tỏ khả năng vượt trội trong việc khắc phục các nhược điểm của các vật liệu phủ truyền thống. Tuy nhiên, nhược điểm duy nhất của Polyurea lại là chi phí đầu tư ban đầu cao.

Trong khi các vật liệu phủ truyền thống sử dụng thiết bị đơn giản như con lăn và máy móc đơn giản với chi phí thấp, sơn phủ Polyurea yêu cầu sử dụng máy phun chuyên dụng. Nguyên lý hoạt động của máy phun Polyurea là cần phải có nhiệt để kích hoạt phản ứng trộn 2 thành phần theo tỷ lệ chính xác, từ đó tạo ra lớp màng đông kết nhanh chóng khi tiếp xúc với bề mặt. Có thể nói, do yêu cầu về thiết bị và công nghệ phức tạp, cho nên chi phí thi công sơn Polyurea thường cao hơn đáng kể so với các vật liệu sơn phủ khác.

3. Hướng dẫn cách phân loại chống thấm Polyurea

Phân loại chống thấm Polyurea có thể dựa trên một số tiêu chí như:

  • Thành phần hóa học: bao gồm các loại diisocyanate và diamine được sử dụng trong quá trình tổng hợp. Các loại thành phần hóa học này sẽ ảnh hưởng đến tính chất và đặc tính của polyurea, bao gồm độ bền, khả năng chịu mài mòn, đàn hồi, và khả năng chống thấm.

  • Đặc tính vật lý: độ nhớt, độ dẻo dai, độ cứng, và độ co ngót. Các đặc tính này sẽ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng và ứng dụng của Polyurea trong các điều kiện và môi trường cụ thể.

  • Tính ứng dụng: chống thấm nước, phủ bề mặt hoặc ứng dụng trong ngành công nghiệp. Các loại Polyurea được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu và điều kiện cụ thể trong từng dự án. Ví dụ như Polyurea chịu nhiệt, Polyurea chống hóa chất, và Polyurea chịu mài mòn.

  • Đặc tính kỹ thuật: khả năng chống thấm, độ bền cơ học, độ đàn hồi, và khả năng chịu ăn mòn. Các thông số kỹ thuật này giúp xác định liệu Polyurea có phù hợp với yêu cầu kỹ thuật cụ thể của dự án hay không.

4. So sánh sơn chống thấm Polyurea và sơn chống thấm Polyurethane

  • Về cấu trúc:

  • Sơn chống thấm Polyurea: chứa thành phần isocyanate và animo

  • Sơn chống thấm Polyurethane: isocyanate và hydroxyl

  • Về độ cứng:

  • Sơn chống thấm Polyurea: độ cứng 100%

  • Sơn chống thấm Polyurethane: độ cứng 75%

  • Về đàn hồi:

  • Sơn chống thấm Polyurea: không có độ đàn hồi do độ cứng 100%

  • Sơn chống thấm Polyurethane: có độ đàn hồi

  • Về đông cứng nhanh:

  • Sơn chống thấm Polyurea: 3 – 5 giây

  • Sơn chống thấm Polyurethane: trên 20 phút

Tùy vào từng công trình và yêu cầu khác nhau mà chủ đầu tư sẽ ưu tiên lựa chọn loại sơn chống thấm phù hợp nhất.

5. Quy trình thi công sơn chống thấm Polyurea

5.1. Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Trước khi bắt đầu công việc phủ lớp sơn chống thấm Polyurea, người thi công cần đảm bảo bề mặt bê tông phải được chuẩn bị kỹ lưỡng. Bề mặt bê tông cần phải đã được bảo dưỡng ít nhất 28 ngày ở nhiệt độ 20℃/68℉ và độ ẩm dưới 80% RH hoặc tương đương. Độ ẩm của bề mặt cần được kiểm tra và đảm bảo dưới 6%, không được chứa bất kỳ vật liệu nào như vữa. Nếu có, sẽ phải sử dụng phương pháp phun cát để làm sạch bề mặt một cách hiệu quả.

5.2. Bước 2: Thi công lớp sơn lót

Sử dụng sơn lót Sporthane để tạo lớp sơn lót, giúp bảo vệ bề mặt và tăng độ bám dính cho lớp sơn phủ chống thấm PU295A. Trước tiên, pha trộn thành phần A và B theo tỷ lệ 1:1 bằng máy khuấy sơn chuyên dụng. Để đảm bảo trải đều lớp sơn lót trên toàn bộ bề mặt, bạn có thể sử dụng con lăn hoặc súng phun sơn. Sau đó, đợi cho toàn bộ bề mặt được khô thoáng hoàn toàn thì chuyển sang bước tiếp theo.

chống thấm polyurea
Sử dụng con lăn để trải đều lớp sơn lót

5.3: Bước 3: Thi công lớp chống thấm Polyure

Sau khi lớp sơn lót đã khô hoàn toàn, tiến hành thi công lớp sơn chống thấm. Trộn đều 2 thành phần của sơn bằng máy khuấy sơn chuyên dụng mà không cần thêm dung môi pha loãng. Sử dụng con lăn hoặc súng phun để phủ đều lớp sơn chống thấm lên toàn bộ bề mặt. Nên thi công từ 2 – 3 lớp với thời gian khô chạm tay của mỗi lớp từ 8 – 15 giây.

Chú ý: Tránh thi công dưới thời tiết mưa và trên bề mặt ẩm ướt.

Sau 24 giờ, lớp sơn chống thấm Polyurea sẽ đóng rắn hoàn toàn và có thể đưa vào sử dụng.

5.4. Bước 4: Nghiệm thu, bàn giao công trình

Trước khi bàn giao công trình, cần kiểm tra mức độ thẩm thấu của công trình trong vòng 24 giờ. Sau khi đảm bảo rằng công trình chống thấm đã hoàn thiện, thợ sẽ tiến hành nghiệm thu và thanh toán theo mức giá đã thỏa thuận trước đó. Nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra, thợ sẽ tiếp tục sửa chữa cho đến khi đạt được chất lượng tốt nhất.

6. Bảng báo giá sơn chống thấm Polyurea

Các vấn đề về giá cả và định mức thi công của sơn Polyurea thường là mối quan tâm chung của các đơn vị thi công và chủ công trình. Trong khi đó, sự phân biệt giữa Polyurea và polyurethane cũng thường gây nhầm lẫn cho người dùng.

Polyurea hay thường được gọi là “chống thấm urea”, thường có giá thành cao hơn so với các vật liệu khác trên thị trường. Các sản phẩm sơn, chống thấm, keo Polyurea thuộc vào phân khúc cao cấp. Tuy nhiên, đối với những ai chú trọng đến chất lượng và hiệu quả, sự đầu tư vào Polyurea thường được xem là ưu tiên hàng đầu.

Để có cái nhìn rõ ràng hơn về giá cả, các đơn vị có thể tham khảo bảng giá chống thấm Polyurea dưới đây để giúp cho việc lựa chọn và tính toán chi phí công trình dễ dàng hơn.

chống thấm polyurea
Bảng giá tham khảo các loại sơn chống thấm Polyurea

Lưu ý: Mức giá được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo và có thể biến động tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm diện tích cần phủ, loại Polyurea được sử dụng, điều kiện bề mặt và yêu cầu kỹ thuật cụ thể của dự án. 

7. Dịch vụ thi công sơn chống thấm Polyurea tại Bảo Thạch Sài Gòn

Công Ty TNHH Bảo Thạch Sài Gòn với gần 10 năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng và cung cấp các giải pháp chống thấm chuyên nghiệp, tự hào là địa chỉ đáng tin cậy trong lĩnh vực sơn epoxy và Polyurea tại Việt Nam. Dịch vụ thi công sơn chống thấm Polyurea tại Bảo Thạch Sài Gòn không chỉ đem lại sự an tâm về chất lượng mà còn là lựa chọn hàng đầu cho các dự án xây dựng và công nghiệp.

Với đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu mang đến các giải pháp chống thấm hiệu quả nhất cho khách hàng. Bảo Thạch sử dụng công nghệ tiên tiến và các sản phẩm Polyurea chất lượng cao từ các nhà sản xuất uy tín, đảm bảo độ bền cao cho các công trình.

Dịch vụ thi công sơn chống thấm Polyurea tại Bảo Thạch Sài Gòn không chỉ giúp bảo vệ bề mặt khỏi sự xâm nhập của nước và hóa chất mà còn tạo ra lớp màng bền vững, linh hoạt và không bị nứt nẻ. Chúng tôi luôn tập trung vào việc đáp ứng và vượt qua mọi yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ của khách hàng, từ dự án nhỏ đến dự án lớn.

Để tìm hiểu chi tiết thông tin về sơn chống thấm Polyurea của Bảo Thạch Sài Gòn, Quý khách hàng có thể truy cập tại Website https://sonepoxybaothach.vn hoặc gọi đến Hotline: 028 3886 6781 để được đội ngũ nhân viên tư vấn trực tiếp nhé!

Sơn Epoxy khu công nghiệp quận Tân Bình

Sơn Epoxy Bảo Thạch chuyên cung cấp dịch vụ thi công sơn Epoxy, sơn sàn PU kho lạnh kho đông, thiết kế thi công nhà xưởng, nhà máy trọn gói, uy tín, chất lượng.

Trả lời

0903777796