Lý Do Nên Sơn PU sàn nhà xưởng
Sàn nhà xưởng nơi diễn ra các hoạt động sản xuất sản phẩm, tập trung nhiều công nhân. Thường xuyên chịu tác động của máy móc, xe nâng hàng có tải trọng nặng. Sàn nhà xưởng cũng là nơi dễ bám bẩn, tích tụ nhiều vi khuẩn.
Sau một thời gian dài hoạt động sàn nhà xưởng sẽ xuống cấp, vi khuẩn nấm mốc gây mùi khó chịu. Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, môi trường và người lao động. Đây cũng là vấn đề mà nhiều chủ đầu tư, nhà thầu lo lắng.
Sơn PU sàn nhà xưởng đáp ứng được các tiêu chuẩn phòng sạch, kháng khuẩn, không gây độc hại tới sức khỏe con người. Đặc biệt sơn PU còn chịu được độ sốc nhiệt.

Sơn PU sàn nhà xưởng là gì?
Sơn PU sàn nhà xưởng là một loại sơn công nghiệp được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Có hai dạng tồn tại chính là dạng cứng và dạng foam. Được dùng làm vecni để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ như bàn ghế, cửa gỗ…
Thành phần của sơn cũng chỉ có 3 thành phần chính:
- Sơn lót: Nhằm làm phẳng bề mặt, che khuất các khuyết điểm để sơn đẹp hơn.
- Sơn màu: Tùy thuộc khách hàng yêu cầu. Nhưng đa số sơn PU cho gỗ hầu như đều có thành phần sơn màu trong đó dù ít hay nhiều.
- Sơn bóng: Nhiều thợ sơn dùng từ sơn PU nhưng đúng ra đây là cách pha sơn nhằm tạo độ bóng bề mặt cho cả quá trình sơn PU cho gỗ.
Ưu Điểm của Sơn PU sàn nhà xưởng
– Có tính kháng khuẩn: sàn nhà xưởng là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn, bụi bẩn. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm, môi trường và người lao động. Sử dụng sơn PU sàn nhà xưởng giúp ngăn chặn sự hình thành và phát triển của vi khuẩn, nấm mốc gây hại.
– Chịu được tải trọng lớn, chống mài mòn, ma sát cao.
– Độ bám dính mạnh mẽ: sơn PU có khả năng bám dính tuyệt vời trên nhiều loại bề mặt ( kim loại, gỗ, cao su, bê tông, một số loại nhựa,…).
– Dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
– Khả năng chịu sốc nhiệt và chống tia cực tím: sơn PU có thể chịu được sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, mức nhiệt lên đến 150 độ C.
– Chống nước và hóa chất: sơn PU là loại sơn có khả năng chống thấm nước và kháng hóa chất tuyệt vời. Các sản phẩm dầu mỏ nên có thể dùng để làm sơn bảo vệ cho các nhà máy hóa chất. Và dùng làm sơn cho các bức tường bên trong của các bồn chứa xăng dầu.
– Sơn PU sàn nhà xưởng giúp hạn chế trơn trượt.
– Độ bền cao: sơn PU cung cấp một lớp sơn hoàn hảo chống phai màu. Khi đóng rắn, sơn PU tạo thành một bề mặt cứng, bền, bảo vệ khỏi sự mài mòn cơ học, vết bẩn và trầy xước. Đem lại độ thẩm mỹ cao cho sàn nhà xưởng.
– Nhanh khô và dễ thi công

Ứng Dụng Của Sơn PU sàn nhà xưởng
Sơn PU được sử dụng cho một số loại hình nhà xưởng như:
– Sơn PU cho Kho lạnh, phòng cấp đông bảo quản thực phẩm
– Sơn PU nhà xưởng chế biến thực phẩm
– Sơn PU khu công nghiệp, nhà máy sản xuất
– Sơn PU nhà máy sản xuất dược phẩm, y tế
– Sơn PU cho sảnh thương mại…
Quy Trình Sơn PU sàn nhà xưởng
Bước 1: Khảo sát đánh giá bề mặt
– Đối với sàn cũ:
Kiểm tra độ chắc chắn của bê tông. Kiểm tra độ ẩm, khả năng thấm ngược, nhiễm bẩn, thấm dầu, hóa chất,… Cần xử lý những lỗi này trước khi tiến hành thi công sơn PU.
– Đối với sàn bê tông mới:
Cần tuân thủ quy trình đổ bê tông chuẩn ngành xây dựng công nghiệp.
Khi sàn đạt tiêu chuẩn để thi công sơn pu sàn nhà xưởng thì theo các bước sau.
Bước 2: Mài sàn tạo nhám và vệ sinh sạch bề mặt
Dùng máy móc chuyên dụng tạo nhám, vệ sinh bề mặt bằng máy hút bụi công nghiệp công suất lớn. Dán keo định vị các vị trí tiếp giáp các khu vực không sơn.
Bước 3: Thi công sơn lót
Kiểm tra cắt xử lý đường nứt, sửa chữa bể vỡ hoặc điểm yếu của mặt sàn. Tiếp theo cần vệ sinh và tiến hành sơn lót.
Thi công sơn lót có tác dụng thẩm thấu bám chắc vào sàn bê tông nhằm tạo bề mặt sạch bụi bẩn.
Bước 4: Thi công lớp bả sàn kỹ thuật
Thi công lớp bã tràn kỹ thuật sơn PU.
Kiểm soát các lỗi nhỏ của sàn bê tông: nứt nhỏ, bể vỡ, lỗ mọt nhỏ li ti,…Tất cả những khuyết tật phải được xử lý trước khi thi công lớp hoàn thiện.
Bước 5: Thi công lớp sơn phủ hoàn thiện
Thi công lớp sơn phủ hoàn thiện quyết định lớn đến tính thẩm mỹ và chất lượng công trình. Để thi công lớp sơn phủ hoàn thiện phải theo định mức và tỉ lệ của nhà sản xuất đưa ra.
Bước 6: Tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình
Sau thời gian 24h người và phương tiện nhẹ có thể di chuyển trên mặt sàn, tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình. Thời gian khô và đóng rắn hoàn toàn sau 7 ngày.
>> Xem Clip Thi công sơn epoxy tự san phẳng tại đây!
nbsp;
=> XEM THÊM