Chống thấm pu 2 thành phần

Sơn chống thấm PU 2 thành phần là một trong những vật liệu được các chủ đầu tư, nhà thầu đánh giá cao nhờ có tính che phủ tốt, độ bám dính và đàn hồi cao. Vậy sơn chống thấm này là gì? Ứng dụng của sơn chống thấm hai thành phần như thế nào? Hãy cùng sonepoxybaothach.vn tìm hiểu về loại vật liệu này trong bài viết hôm nay nhé!

Chống thấm pu 2 thành phần
Chống thấm PU 2 thành phần

 

1. Giới thiệu về chống thấm PU 2 thành phần

Chống thấm PU 2 thành phần là loại vật liệu chống thấm được làm từ hợp chất Polyurethane cùng với hai thành phần riêng biệt. Hợp chất này tổng hợp từ chất urethane và polyme. Sau khi trộn hai thành phần lại với nhau tạo nên hỗn hợp dạng lỏng có độ đàn hồi cao và chịu nhiệt tốt. Đối với công trình như tầng mái, sân thượng,… bạn nên sử dụng sơn chống thấm PU này để mang đến hiệu quả chống thấm cao. Đồng thời, chúng còn tăng thêm thẩm mỹ cho công trình.

Chống thấm pu 2 thành phần
Giới thiệu về chống thấm PU 2 thành phần

 

2. Ưu và nhược điểm của sơn chống thấm Polyurethane

Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của sơn chống thấm Polyurethane muốn giới thiệu đến bạn:

2.1 Ưu điểm

Sơn chống thấm PU mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Khả năng chịu đàn hồi và lực tốt: Sơn chống thấm PU này có tính tính đàn hồi, độ co giãn cao và cho phép chịu  được áp lực của những công trình xây dựng. Điều này có thể tránh được tình trạng hư hỏng và nứt nẻ do chịu lực nén và kéo.

  • Thích ứng với các bề mặt: Vật liệu này có khả năng bám dính tốt trên nhiều bề mặt từ gạch, bê tông cho đến gỗ và kim loại. Từ đó, giúp sơn chống thấm PU phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau trong ngành kiến trúc và xây dựng.

  • Độ bền và tuổi thọ lâu dài: Với tính chịu mài mòn tốt, sơn chống thấm PU giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa và bảo trì cũng như kéo dài tuổi thọ sử dụng.

  • Khả năng chống tia UV cao.

  • Ngăn được tình trạng xuất hiện rêu, mốc để giúp cho bề mặt luôn sạch sẽ.

  • Kháng thời tiết và hóa chất: Chống thấm Polyurethane còn có khả năng chống lại những tác động của thời tiết và hóa chất giúp bảo vệ công trình tránh khỏi ảnh hưởng của môi trường.

Chống thấm pu 2 thành phần
Ưu điểm

 

2.2 Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm thì chống thấm Polyurethane còn tồn tại những nhược điểm sau đây:

  • Giá thành cao hơn các loại vật liệu chống thấm khác.

  • Hiệu quả chống thấm sẽ bị giảm tỷ lệ nếu bạn pha trộn không chuẩn xác.

  • Cần thi công ít nhất 3 lớp sơn chống thấm mới có thể đạt hiệu quả lâu dài.

  • Đòi hỏi bề mặt thi công phải sạch sẽ và độ ẩm bề mặt dưới 8% cùng với độ mát trên 250.

Chống thấm pu 2 thành phần
Nhược điểm

 

3. Ứng dụng của sơn chống thấm PU 2 thành phần

Hiện nay, sơn chống thấm PU 2 thành phần được ứng dụng nhiều trong ngành kiến trúc, xây dựng. Sau đây là những trường hợp mà vật liệu dùng phổ biến:

  • Chống thấm tường: Tường bên ngoài của công tình rất dễ ảnh hưởng bởi thời tiết và môi trường. Vì thế, dùng chống thấm sẽ bảo vệ tường tránh sự xâm nhập của nước cũng như giữ công trình luôn mới mẻ.

  • Chống thấm hồ bơi: Sử dụng sơn chống thấm này cho hồ bơi giúp tạo ra một lớp màng chống thấm ngăn sự thất thoát nước và bảo vệ kết cấu cho hồ.

  • Chống thấm mái nhà: Đây là một trong các vị trí dễ thấm nước nhất trong căn nhà. Sử dụng vật liệu này để giúp tạo nên lớp màng chống thấm cho bề mặt mái nhà. Đồng thời, chúng còn ngăn chặn thấm nước cũng như giữ cho không gian ở trong được khô ráo.

  • Chống thấm sàn: Đối với sàn nhà tắm và sàn của những khu vực hay tiếp xúc với  nước cần được chống thấm tốt. Để bảo vệ sàn, tránh được tình trạng ẩm ướt và thấm nước thì sơn PU 2 thành phần là sự lựa chọn lý tường dành cho bạn.

Chống thấm pu 2 thành phần
Ứng dụng của sơn chống thấm PU 2 thành phần

 

Trên đây là những thông tin về ưu và nhược điểm cũng như ứng dụng của sơn chống thấm PU 2 thành phần. Nếu bạn cần mua sơn chống thấm có thể ghé vào trang website hoặc liên hệ cho sonepoxybaothach.vn để được hỗ trợ nhé!

Trả lời

0903777796