Hướng dẫn cách phân biệt sơn epoxy gốc nước và gốc dung môi đúng chuẩn

Phân biệt sơn epoxy gốc nước và gốc dung môi (gốc dầu) để có thể lựa chọn được loại phù hợp với nhu cầu của bạn là điều rất quan trọng. Như bạn đã biết rằng sơn epoxy không chỉ nâng cao khả năng chịu lực, chống mài mòn cho bề mặt mà còn đảm bảo bề mặt trông sạch sẽ.

Bên cạnh đó sơn epoxy còn có khả năng kháng khuẩn và các loại hóa chất thông dụng nên được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Vậy làm sao để chúng ta có thể phân loại hai loại gốc dung môi và gốc nước? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Khái niệm về sơn gốc nước và gốc dung môi

Sơn epoxy gốc dung môi (gốc dầu) là loại sơn 2 thành phần có tác dụng gia cố mặt sàn và bảo vệ bề mặt. Loại sơn gốc dầu này được đánh giá cao về chất lượng bởi khách hàng và nhà thầu. Sơn gốc dung môi được sử dụng nhiều trong nhà máy xí nghiệp sản xuất thực phẩm, sàn bệnh viện, sơn nền nhà xưởng,… Ngoài ra loại này còn dùng để sơn lên những kết cấu thép, sắt thép hay ngành công nghiệp đóng tàu.

Còn loại sơn epoxy gốc nước là dòng sơn sử dụng gốc nước để phủ trực tiếp lên các bề mặt như kim loại, bê tông, hợp kim,… Mục đích là để tăng cường bảo vệ tốt cho bề mặt. Chính vì điều này sơn epoxy gốc nước được ứng dụng nhiều trong thực tế và là sự lựa chọn hàng đầu trong các công trình thi công sàn epoxy hiện nay.

huong dan cach phan biet son epoxy goc nuoc va goc dung moi

Khái niệm về sơn epoxy gốc nước và gốc dung môi

Phân biệt sơn epoxy gốc nước và gốc dung môi (gốc dầu)

Sau khi bạn đã hiểu được khái niệm về hai loại sơn epoxy này thì tiếp theo bạn hãy tìm hiểu về ưu và nhược điểm của chúng. Từ đó bạn sẽ phân biệt được thế nào là gốc dung môi thế nào là gốc nước.

Mặc dù hai loại sơn này có tính ứng dụng khá cao nhưng chúng vẫn có ưu nhược điểm riêng. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ điều này để có thể lựa chọn được loại sơn epoxy phù hợp với nhu cầu.

Cả hai loại gốc nước và gốc dung môi (gốc dầu) đều có các ưu điểm như sau:

  • Chống chịu lực, mài mòn rất tốt

  • Không phát sinh bụi

  • Dễ dàng vệ sinh và lau chùi

Nhược điểm về sơn gốc nước như sau:

  • Độ bóng thấp hơn sơn gốc dung môi (gốc dầu)

  • Giá thành cao hơn

Nhược điểm của sơn gốc dầu:

  • Không cho phép thi công trên độ ẩm cao, tiêu chuẩn độ ẩm của sàn bê tông phải dưới 5% thì mới có thể sử dụng loại sơn này. Vì vậy sơn gốc nước thường được sử dụng để thi công trên các sàn bị thấm ngược (sàn chưa được xử lý lót nilon chống thấm)

  • Vì là gốc dung môi (gốc dầu) nên hàm lượng VOC trong quá trình thi công sẽ bay hơi và gây ra mùi khó chịu, mùi hương này sẽ hết khi màng sơn được khô đi.

huong dan cach phan biet son epoxy goc nuoc va goc dung moi1

Phân biệt hai loại sơn epoxy gốc nước và gốc dung môi

Trường hợp nào sử dụng sơn epoxy gốc nước và gốc dung môi

Để đáp ứng theo nhu cầu riêng lẻ của từng khách hàng cùng với các ưu điểm và nhược điểm chúng tôi đã nêu ở trên. Thì với loại sơn epoxy gốc nước chiếm vị thế cao hơn loại sơn gốc dầu cho nên chúng đang dần trở thành sự lựa chọn trong nhiều công trình xây dựng mặc dù giá thành khá cao.

Thời hiện nay, loại sơn epoxy gốc nước này lại có bước tiến hơn vì hiếm khi xảy ra sự cố trong quá trình trộn và bay hơi nếu so sánh với loại gốc dung môi. Bên cạnh đó, sơn epoxy gốc nước còn bảo vệ bề mặt tốt hơn giúp sử dụng được lâu hơn, chống cháy và trơn trượt. Vì thế mà sơn epoxy gốc nước đã mở rộng địa hình khi nó được dùng cho cả vách hầm đường bộ, các công trình thủy điện, hạng mục kết cấu bê tông,…

Tuy nhiên không phải loại sơn epoxy gốc dung môi là phế phẩm vì với những công trình tự nhiên thì việc lựa chọn chúng vẫn phù hợp hơn loại kia. Không chỉ riêng về giá cả mà còn có lợi ích giống như sơn gốc nước. Mặc dù trong quá trình sơn sẽ bốc mùi khó chịu nhưng sau khi khô mùi này sẽ bay hết và cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sơn epoxy gốc dung môi rất được ngành công nghiệp ưa chuộng vì chúng chịu được áp lực với tải trọng lên đến 10 tấn. Bên cạnh đó, còn chống nước thẩm thấu, kháng khuẩn, kháng ăn mòn cao, chịu được nhiệt độ, độ bám dính tốt, chống rêu, chịu được axit ăn mòn,… Vì vậy chúng được ứng dụng để sơn nền nhà, khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy may,…

huong dan cach phan biet son epoxy goc nuoc va goc dung moi2

Trường hợp nào sử dụng sơn epoxy gốc nước và gốc dung môi

Như vậy chúng tôi đã phân tích rõ ràng về hai loại sơn epoxy gốc dung môi và gốc nước. Hy vọng qua nội dung này bạn đã phân biệt sơn epoxy gốc nước và gốc dung môi như thế nào. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sơn hoặc tìm kiếm đơn vị thi công sơn thì hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0969 7777 93 để được tư vấn và báo giá.

Trả lời

0903777796