Có rất nhiều cách pha sơn lót dành cho nhà ở. Mỗi loại sơn lót sẽ có độ chuẩn màu, độ bám dính riêng để phù hợp theo từng loại công trình, nhu cầu thẩm mỹ và chất lượng lâu dài. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về cách để pha sơn lót, hãy theo dõi nội dung chi tiết dưới đây.
Lưu ý trước khi bắt đầu pha sơn lót
Trước khi tiến hành pha sơn lót, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không được pha sơn lót quá loãng hoặc quá đặc: Sơn lót quá loãng sẽ không đảm bảo độ che phủ, độ bền kém. Còn sơn lót đặc dễ gây lãng phí không cần thiết.
- Bề mặt sơn phải khô ráo, sạch sẽ: Bề mặt sơn lót không được bám bụi bẩn hay có nấm mốc, chúng sẽ dễ làm ảnh hưởng đến chất lượng sơn và khả năng che phủ.
- Bề mặt sơn phải khô ráo, không có đường nứt: Bề mặt sơn ổn định, lớp sơn sẽ bao phủ trọn vẹn hơn, đảm bảo độ bám dính.
Một vài điều cần lưu ý trước khi bắt đầu sơn lót tường
Hướng dẫn chi tiết về cách pha sơn lót
Khi bắt đầu tìm hiểu cách pha sơn lót, kỹ thuật viên cần chú ý thực hiện theo những hướng dẫn dưới đây:
Dụng cụ cần chuẩn bị
Các dụng cụ thực hiện pha sơn lót:
- Cọ quét
- Con lăn
- Súng phun có khí hoặc không khí
Bắt đầu pha trộn sơn lót
Đối với những dòng sơn lót 2 thành phần, kỹ thuật viên bắt đầu pha trộn sơn trước, các bước pha trộn sơn như sau:
- Bước 1: Gia chủ chuẩn bị chất cơ sở (Base) và chất đóng rắn (Hardener) theo một tỷ lệ nhất định tùy vào loại sơn cần dùng.
- Bước 2: Khuấy đều chất cơ sở (Base) và cho từ từ chất đóng rắn cho đến khi hỗn hợp đồng nhất với nhau.
- Bước 3: Bắt đầu thi công sơn trên bề mặt tường. Thời gian sử dụng hỗn hợp sơn chỉ nên trong 25 – 30 phút, nếu lâu hơn sơn có thể bị khô, vón cục.
Pha loãng sơn lót (nếu cần)
Đối với loại sơn lót chỉ có 1 thành phần (như sơn nước), dung môi pha loãng cần chuẩn bị là nước. Với sơn dầu, dung môi pha loãng là thinner. Tỷ lệ pha loãng từng loại sơn sẽ khác nhau nên kỹ thuật viên cần tham khảo người bán hàng hoặc thông tin in trên thùng sơn.
Tỷ lệ pha sơn lót thường thấy nhất bao gồm:
- Cọ quét và con lăn: 10%
- Phun có khí: 25%
- Phun không có khí: 5%
Cách pha sơn lót theo các bước chuẩn kỹ thuật
Kỹ thuật trong cách pha sơn lót không quá khó, người sơn chỉ cần tham khảo các bước như sau:
Lưu ý: Kỹ thuật sơn này chỉ áp dụng với sơn lót pha nước, sơn dầu sẽ có kỹ thuật pha sơn khác.
- Bước 1 – Chỉnh sửa bề mặt sơn: Kỹ thuật viên làm sạch bề mặt tường, loại bỏ lớp bụi bẩn, nấm mốc, có thể dùng giấy nhám chà bề mặt tường cho thật mịn.
- Bước 2 – Bôi bột Skimcoat lên bề mặt: Bột Skimcoat sẽ giúp “lấp đầy” bề mặt của tường, làm đầy các lỗ rỗng, vết nứt. Chỉ cần trộn 1 bao Skimcoat 40kg cùng 14 – 16 lít nước và dùng máy khuấy khuất trong 3 phút là đã có hỗn hợp đồng nhất. Tiếp tục trộn hỗn hợp trên trong 10 phút và khuất lại.
- Bước 3 – Bắt đầu trét sơn: Kỹ thuật viên bôi lớp sơn thứ nhất có độ dày mảng ướt 0,8 – 1mm và mảng khô 0,5 – 0,6mm. Đợi khô trong 15 – 16 phút để sơn lớp thứ 2.
- Bước 4 – Kiểm tra: Đảm bảo bề mặt tường phải phẳng, mịn và ổn định.
- Bước 5 – Sơn lót: Sơn lót thực hiện trong 24 giờ.
Các bước thực hiện sơn lót cho nhà ở
Cách pha sơn lót chống kiềm có khác với cách pha sơn lót thường không?
Loại sơn lót chống kiềm dùng chủ yếu để làm nền cho lớp sơn chống kiềm chính. Nhờ đó, tường giúp tăng khả năng bám dính và bảo vệ bề mặt tường khỏi tác động của môi trường kiềm, là một cách dùng phổ biến trong những cách pha màu sơn nhà.
Do đó, cách pha sơn lót chống kiềm sẽ có chút khác biệt so với pha sơn lót thường:
- Sơn lót kiềm có chứa chất chống kiềm, khả năng bám dính cao hơn sơn thường.
- Tỷ lệ pha trộn sơn lót chống kiềm khác sơn thường, người pha sơn phải tuân thủ thướng dẫn từ nhà sản xuất.
- Thời gian sơn dùng lót chống kiềm sẽ dài hơn sơn lót thường.
Sơn lót chống kiềm khá khác biệt sơn lót thường
Trên đây là những thông tin chi tiết về cách pha sơn lót đã được Bảo Thạch Sài Gòn tổng hợp và giải đáp. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về cách pha và sử dụng sơn lót.
Sơn Epoxy Bảo Thạch chuyên cung cấp dịch vụ thi công sơn Epoxy, sơn sàn PU kho lạnh kho đông, thiết kế thi công nhà xưởng, nhà máy trọn gói, uy tín, chất lượng.