Sơn PU nhà máy thực phẩm

Nền nhà máy thực phẩm là nơi cần phải đáp ứng yêu cầu cao về khả năng chống trượt, độ bền và vệ sinh dễ dàng. Nhằm đáp ứng được nhu cầu này, việc sơn PU nhà máy thực phẩm là sự lựa chọn hiệu quả. Vậy sơn PU là gì? Quy trình sơn PU cho nhà máy thực phẩm như thế nào? Cùng sonepoxybaothach.vn tìm hiểu thông tin về loại sơn PU ngay trong bài viết sau đây nhé!

Sơn PU nhà máy thực phẩm
Sơn PU nhà máy thực phẩm

 

1. Sơn PU là gì?

Sơn PU (hay còn được gọi là sơn Polyurethane) là dòng sơn có nhiều công dụng bao gồm đánh bóng, bảo vệ bề mặt gỗ. Đồng thời, sơn PU Còn áp dụng cho nhiều bề mặt sàn như bê tông, gỗ, gạch và một số vật liệu khác. Ngoài ra, dòng sơn này cũng hay sử dụng trong môi trường có yêu cầu về độ bền cao, tính vệ sinh như nhà máy thực phẩm, hóa chất, phòng thí nghiệm, kho lạnh,….

Đặc biệt, sơn PU có cầu tạo từ 3 thành phần chính như: chất đóng rắn, cát và chất kết dính (polyisocyanate). Nhờ sư kết hợp này mà sơn PU có khả năng tạo nên bề mặt nền chắc chắn, bền vững, liền mạch và chống thấm.

Sơn PU nhà máy thực phẩm
Sơn PU là gì?

 

2. Vì sao cần phải sơn PU nhà máy thực phẩm?

Những sàn nhà máy thực phẩm hiện nay đều sử dụng sơn PU và đây cũng được xem là giải pháp hiệu quả. Bởi vì, sơn này giúp tạo ra bề mặt chắc chắn và chịu được tác động khắc nghiệt của môi trường. Sau đây là một số lý do mà bạn nên sử dụng sơn PU nhà máy thực phẩm:

  • Sơn Pu nổi bật cùng với khả năng chống thấm, ngăn sự xâm nhập của nước cũng như những chất lỏng khác vào bề mặt sàn. Đây được xem là tiêu chí quan trọng ở môi trường chế biến thực phẩm, nơi thường xuyên tiếp xúc với nước.

  • Sơn PU còn hỗ trợ chống khuẩn và ngăn không cho vi khuẩn, vi sinh vật phát triển ở bề mặt sàn. Đồng thời, còn góp phần bảo quản thực phẩm cùng với đó là duy trì môi trường làm việc được an toàn hơn cho người lao động.

  • Bề mặt sơn PU giúp tạo ra lớp phủ mịn màng, không có kẽ nứt. Điều này giúp việc vệ sinh bề mặt sàn trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, chúng còn duy trì sự sạch sẽ, an toàn cho nhà máy thực phẩm.

  • Sơn PU còn có độ bền cao cùng với khả năng chống trầy xước, mài mòn và đảm bảo sàn luôn được bền đẹp, tuổi thọ cao.

  • Trong môi trường chế biến thực phẩm thì sơn Polyurethane còn chống lại những tác động khi tiếp xúc với chất béo, chất xúc tác và dầu mỡ mà không gây hư hại mặt sàn.

Sơn PU nhà máy thực phẩm
Vì sao cần phải sơn PU nhà máy thực phẩm?

 

3. Ứng dụng phổ biến của sơn sàn Polyurethane

Sơn Polyurethane thực sự là lựa chọn tốt cho môi trường như nhà máy thực phẩm, nhà kho lạnh,… Đặc biệt, chúng còn phù hợp dùng trong nhiều cơ sở khác hoạt động trong điều kiện với nhiệt độ thấp, yêu cầu sự chịu đựng cao như:

  • Các xí nghiệp đóng chai cùng với sản xuất đồ uống.

  • Một số nhà máy sản xuất, chế biến và đóng gói thực phẩm, đồ uống.

  • Trong môi trường phòng thí nghiệm hóa chất và bệnh viện.

  • Tại các nhà máy dược phẩm cũng như công nghệ sinh học.

Sơn PU nhà máy thực phẩm
Ứng dụng phổ biến của sơn sàn Polyurethane

 

4. Quy trình sơn PU nhà máy thực phẩm

Thi công sơn PU nhà máy thực phẩm được thực hiện qua các bước như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh toàn bộ bề mặt sàn cũng như tạo độ nhám cho sàn.

    • Để lớp sơn PU được bám chắc vào nền, bước đầu tiên bạn phải vệ sinh bề mặt và tạo độ nhám. Những vết bẩn trên sàn cần được vệ sinh sạch và mài để tạo độ nhám cho sàn.

  • Bước 2: Sơn lớp chống thấm cho sàn của nhà máy thực phẩm

    • Bước tiếp theo bạn cần sơn lớp chống thấm trước khi sơn PU, mục đích để ngăn cho nước không thấm vào bề mặt sàn.

  • Bước 3: Pha và trộn sơn Polyurethane

    • Bạn cần pha trộn sơn Polyurethane theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất cũng như đảm bảo hỗn hợp này được kết hợp đều.

  • Bước 4: Sơn sàn Polyurethane cho nhà máy thực phẩm

    • Dùng công cụ chuyên dụng như lan rulo hay máy phun sơn để phủ lớp sơn lên bề mặt của sàn. Thông thường, bạn cần áp dụng hai lớp sơn giúp đạt độ dày và độ bền như mong muốn.

  • Bước 5: Thi công lớp sơn phủ cho bề mặt (nếu cần)

    • Sau khi lớp PU khô, bạn có thể thi công thêm lớp sơn phủ để giúp cho mặt sàn được bóng mịn. Tuy nhiên, sơn phủ cần có thời gian để khô và có thể mất đến vài ngày tùy vào điều kiện môi trường, loại sơn.

Sơn PU nhà máy thực phẩm
Quy trình sơn PU nhà máy thực phẩm

 

Hy vọng bài viết  trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về ưu điểm nổi bật và quy trình của sơn sàn PU. Nếu bạn đang có nhu cầu sơn PU nhà máy thực phẩm, hãy liên hệ cho sonepoxybaothach.vn nhé!

Trả lời

0903777796