Chống thấm trần nhà bị nứt

Nỗi lo lắng về những mảng tường loang lổ, nấm mốc, thấm dột và nguy cơ rò rỉ điện nước khiến bạn mất đi sự yên tâm trong chính ngôi nhà của mình? Đừng lo lắng! Bài viết này sẽ là “cứu cánh” cho bạn với bí quyết chống thấm trần nhà bị nứt.

Chống thấm trần nhà bị nứt
Phương pháp chống thấm trần nhà bị nứt hiệu quả 100%

 

1. Nguyên nhân gây nứt và thấm dột trần nhà

Hiểu rõ nguyên nhân là bước đầu tiên để bạn có thể xử lý hiệu quả và chống thấm dột trần nhà bị nứt. Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng trần nhà bị nứt thấm dột:

  • Vật liệu thi công: Sử dụng vật liệu kém chất lượng, không phù hợp với điều kiện thời tiết. Ví dụ như bê tông pha trộn sai tỷ lệ, thép gỉ sét,… dẫn đến kết cấu trần nhà yếu, dễ bị thấm nước.
  • Kết cấu thi công: Thi công sai kỹ thuật, thiếu các bước quan trọng như chống thấm, tạo độ dốc cho mái,… hoặc hệ thống thép không được liên kết chặt chẽ, bê tông rỗ tổ ong tạo điều kiện cho nước xâm nhập.
  • Sân thượng: Hệ thống thoát nước kém hiệu quả khiến nước đọng trên sân thượng, thấm dột xuống trần nhà.
  • Vết nứt: Nứt do co ngót bê tông, lún sụt nền móng, hay tác động ngoại lực tạo ra các khe hở cho nước len lỏi vào trần nhà.
  • Chống thấm: Không áp dụng biện pháp chống thấm hoặc sử dụng sai cách, hoặc lớp chống thấm mỏng manh, không phù hợp với loại trần nhà dẫn đến thấm nước.

2. Phương pháp chống thấm trần nhà bị nứt một cách triệt để

Để giải quyết vấn đề trần nhà bị nứt thấm dột, bạn có thể áp dụng một số phương pháp chống thấm hiệu quả sau:

2.1. Sử dụng keo chống thấm 

Một phương pháp phù hợp để xử lý các vết nứt nhỏ trên trần nhà là sử dụng keo chống thấm. Loại keo này có khả năng bám dính mạnh mẽ, cho phép trám vá các vết nứt một cách hiệu quả và ngăn chặn nước thấm vào bên trong. Việc thi công keo chống thấm rất đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Chống thấm trần nhà bị nứt
Các bước chống thấm vết nứt trên trần nhà bằng keo chống thấm như sau:

 

  • Bước 1: Vệ sinh kỹ lưỡng bề mặt trần, loại bỏ hoàn toàn các lớp vảy và vữa yếu bên ngoài.
  • Bước 2: Quét một lớp mỏng keo chống thấm lên bề mặt trần nhà và đợi cho keo khô hoàn toàn trước khi tiến hành quét lớp thứ hai.
  • Bước 3: Sau khi keo đã khô hoàn toàn, kiểm tra lại hiệu quả của quá trình chống thấm và đảm bảo tính thẩm mỹ của bề mặt đã được xử lý.

2.2. Chống thần trần nhà bị nứt bằng Sika

Sika là vật liệu chống thấm phổ biến nhất hiện nay với nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Khả năng kết dính tuyệt vời
  • Hiệu quả chống thấm cao
  • Thi công dễ dàng
Chống thấm trần nhà bị nứt
Chống thấm trần nhà bị nứt bằng Sika

 

Để chống thấm những vết nứt nhỏ trên trần nhà, Sika là lựa chọn hàng đầu. Cách thi công chống thấm trần nhà bằng Sika như sau:

  • Bước 1: Loại bỏ bụi bẩn và vữa yếu trên bề mặt trần nhà để chuẩn bị cho quá trình thi công.
  • Bước 2: Đổ Sika vào các vết nứt và rãnh trên trần nhà, sau đó thực hiện phun hoặc quét 2-3 lớp Sika chống thấm lên toàn bộ bề mặt trần nhà. Lưu ý để mỗi lớp Sika cách nhau khoảng 4-6 giờ để đảm bảo sự khô hoàn toàn.
  •  Bước 3: Hoàn tất quá trình chống thấm và tiến hành nghiệm thu, bàn giao công trình đến khách hàng.

2.3. Chống thống trần nhà bị nứt bằng Kova

Kova là một vật liệu chống thấm hiệu quả, đặc biệt là đối với trần nhà có các vết nứt nhỏ. Kova có những ưu điểm sau:

  • Khả năng chống kiềm hóa cao
  • Độ bám dính tốt
  • Hiệu quả chống thấm đảm bảo
  • An toàn cho sức khỏe
Chống thấm trần nhà bị nứt
Chống thấm trần nhà bị nứt bằng Kova

 

Dưới đây là quy trình chống thấm trần nhà bị nứt bằng Kova:

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần chống thấm bằng cách loại bỏ bụi bẩn và vết nứt.
  • Bước 2: Sử dụng Kova chống thấm để lấp kín các vết nứt và rạn, sau đó tiến hành phun hoặc quét 2-3 lớp Kova chống thấm lên toàn bộ bề mặt trần nhà.
  • Bước 3: Hoàn tất quá trình chống thấm và tiến hành nghiệm thu, bàn giao công trình cho khách hàng.

2.4. Chống thấm trần nhà bị nứt bằng sơn chống thấm

Sơn chống thấm là một lựa chọn phổ biến với hiệu quả chống thấm đáng tin cậy, thành phần an toàn không độc hại và quy trình thi công đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao.

Chống thấm trần nhà bị nứt
Chống thấm trần nhà bị nứt bằng sơn chống thấm

 

Dưới đây là cách thực hiện chống thấm trần nhà bị nứt bằng sơn chống thấm:

  • Bước 1: Bắt đầu bằng việc chuẩn bị bề mặt cần chống thấm, đảm bảo nó sạch sẽ và không có bất kỳ vết nứt nào.
  • Bước 2: Thi công sơn chống thấm trên trần nhà bằng cách phun hoặc quét 2-3 lớp sơn chống thấm lên bề mặt, đảm bảo lấp kín các vết nứt và rạn.
  • Bước 3: Hoàn tất quá trình chống thấm và tiến hành nghiệm thu, bàn giao công trình cho khách hàng.

2.5. Chống thấm trần nhà bị nứt bằng nhựa đường

Nhựa đường là một vật liệu có khả năng chống thấm nước vượt trội và thường được sử dụng phổ biến trong việc chống thấm cho cả sàn mái và trần nhà.

Ưu điểm của việc sử dụng nhựa đường trong chống thấm bao gồm:

  • Khả năng bám dính mạnh mẽ.
  • Tính dẻo dai và độ đàn hồi tốt.
  • Chịu được áp lực của nước.
  • Khả năng trám bít các vết nứt và khe hở với hiệu quả cao.
  • An toàn không độc hại.
  • Tính bền vững và tuổi thọ cao.
Chống thấm trần nhà bị nứt
Chống thấm trần nhà bằng nhựa đường

 

Quy trình thực hiện việc chống thấm trần nhà bằng nhựa đường có các bước như sau:

  • Bước 1: Bắt đầu bằng việc làm vệ sinh bề mặt cần chống thấm. Sau khi làm sạch, quét một lớp lót Asphalt primer trên bề mặt để chuẩn bị cho quá trình thi công.
  • Bước 2: Đun sôi nhựa đường và pha thêm dầu DO. Sử dụng con lăn để quét nhựa đường lên các vị trí vết nứt trên trần nhà.
  • Bước 3: Kiểm tra hiệu quả chống thấm bằng cách bơm thử nước lên bề mặt đã được phủ nhựa đường. Khi lớp nhựa đường đã khô hoàn toàn, tiến hành quét một lớp xi măng mỏng lên phía trên để bảo vệ và sau đó tiến hành sơn, hoàn thiện trần nhà để trả lại cho khách hàng một không gian mới đẹp.

2.6. Chống thấm trần nhà bị nứt bằng màng tự dính

Màng chống thấm, hay còn gọi là màng bitum tự dính, có dạng tấm và có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt, giúp ngăn chặn nước triệt để.

Chống thấm trần nhà bị nứt
Chống thấm trần nhà bị nứt bằng màng tự dính

 

Quy trình thi công chống thấm trần nhà bị nứt bằng màng tự dính có các bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần chống thấm bằng cách làm sạch trần nhà và loại bỏ bụi bẩn, vữa yếu.
  • Bước 2: Thi công chống thấm trần nhà bằng cách trước tiên sử dụng keo trám để lấp kín các vết nứt trên trần nhà. Sau đó, thực hiện việc quét một lớp primer để tăng khả năng bám dính, sau đó dán màng tự dính lên trần nhà một cách kín kẽ.
  • Bước 3: Sau khi hoàn thành thi công, cần thực hiện thử nghiệm thử nước và nghiệm thu kỹ lưỡng để đảm bảo xử lý triệt để các vị trí có dấu hiệu thấm dột.

2.7. Chống thấm trần nhà bị nứt bằng màng khò nóng

Màng chống thấm khò nóng là một phương pháp giúp chống thấm nước một cách tuyệt đối đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe và môi trường xung quanh.

Chống thấm trần nhà bị nứt
Chống thấm trần nhà bị nứt bằng màng khò nóng

 

Quy trình chống thấm trần nhà bị nứt bằng màng khò nóng như sau:

Bước 1: Bắt đầu bằng việc chuẩn bị bề mặt cần chống thấm bằng cách làm sạch trần nhà và loại bỏ bụi bẩn, vữa yếu.

Bước 2: Thi công chống thấm trần nhà bằng cách xử lý các vết nứt trên trần nhà bằng keo chống thấm, sau đó thực hiện dán màng khò nóng lên toàn bộ bề mặt theo các bước sau:

  • Đo và cắt màng chống thấm, đảm bảo các mép nối chồng lên nhau khoảng 50 – 60mm.
  • Quét một lớp primer gốc bitum lên bề mặt trần nhà để tăng độ bám dính.
  • Dán màng chống thấm lên bề mặt, sau đó sử dụng đèn khò phấn dưới màng để làm cho bitum trên bề mặt nóng và chảy mềm. Tiếp theo, dùng con lăn để miết chặt màng lên bề mặt, đảm bảo không có bọt khí.
  • Sau cùng, một lớp vữa bảo vệ được cán thêm lên trên màng bitum nhằm mục đích bảo vệ tối đa và đảm bảo tính chống thấm của hệ thống.

Bước 3: Sau khi hoàn thành, tiến hành thử nước và nghiệm thu kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả của quá trình chống thấm.

3. Một số điều cần lưu ý khi chống thấm trần nhà bị nứt

Trước khi áp dụng các phương pháp chống thấm cho trần nhà bị nứt như đã được trình bày ở trên, quan trọng nhất là bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này. Sau đó, dựa trên mức độ thấm của trần nhà, bạn có thể chọn cho mình phương pháp hiệu quả nhất. Điều này giúp bạn giảm thiểu thời gian, công sức và chi phí.

Trước khi bắt đầu bất kỳ quy trình chống thấm nào, đảm bảo rằng trần nhà đã được vệ sinh sạch sẽ và loại bỏ hoàn toàn lớp sơn trước đó. Điều này là quan trọng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho quá trình chống thấm sắp tới.

4. Tổng kết

Vậy là Bảo Thạch Sài Gòn đã cung cấp cho bạn phương pháp chống thấm trần nhà bị nứt đơn giản và hiệu quả. Chúc bạn thực hiện thành công! Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận dưới đây nhé! Chúng tôi sẽ sẵn lòng hỗ trợ bạn.

Trả lời

0903777796